Vừa đi đường vừa kể chuyện – Phần 8: Sản xuất ở Việt Nam (AsiaVina)

Làm việc với Asia Fan (AF) từ 2008-2011 như một đối tác chiến lược, tôi có theo dõi một vài thay đổi lớn của họ trong những năm đó. Hai thương vụ của AF với BankInvest (3/2008) và Groupe SEB (5/2011) để lại nhiều suy nghĩ.

Hình chụp của tác giả với anh Phương (x) - CT HĐQT AFThương vụ năm 2008 theo như anh Phương, chủ tịch HĐQT của AF là không thành công. “Thật sự họ chỉ muốn nuôi mình béo tốt rồi bán lại kiếm lời. Vì thế các kế hoạch mở rộng hệ thống phân phối, thị phần của chúng tôi đều bị gạt, thay vào đó là mục tiêu tăng doanh thu, lợi nhuận” <Báo Tuổi Trẻ>

Đó là mâu thuẫn giữa kế hoạch đầu tư dài hạn mà AF đang hướng đến, và lợi nhuận trước mắt mà quỹ đầu tư đang mong muốn có được.

Nói về AF, họ có nhà máy ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc và Bình Dương, hoạt động theo mô hình tương đối khép kín, tự cung tự cấp phần lớn các nguyên liệu chủ yếu cho sản phẩm chính, và nhiều đối tác cung cấp nguyên liệu thô (dây điện, nhựa, mạch điện,…)

Về hệ thống phân phối, bán hàng, hậu mãi: AF xây dựng mạng lưới các Show room, các điểm bảo hành theo dọc đất nước (đến 2011 đã xây dựng và đi vào hoạt động 45 showroom), sản phẩm của họ cũng có mặt ở các siêu thị điện máy lớn trong nước.

Có thể thấy tham vọng của họ ở thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, do đặc thù sản phẩm,mặc dù chiếm phần lớn thị phần quạt trong nước, nhà máy AF cũng chỉ hoạt động trong một thời gian cố định trong năm, còn lại hoạt động cầm chừng, nên không tận dụng hiệu quả được mô hình sản xuất-phân phối mà họ đã tạo ra.

Mấy năm gần đây, nhận thức rõ điều đó, AF đã phát triển thêm một số sản phẩm khác để lấp đầy nhà máy trong mùa nhàn rỗi: đèn sạc, mũ bảo hiểm, ổ cắm điện… lần lượt ra đời. Tuy nhiên, để người dùng nhận dạng được giá trị thương hiệu của sản phẩm mới, cần có thời gian.

Vì thế, bài toán trước mắt của AF vẫn là làm sao để tận dụng được tối ưu các nguồn lực doanh nghiệp đang có, nâng cao giá trị thương hiệu của dòng sản phẩm chủ yếu, tiếp tục xây dựng giá trị thương hiệu cho các dòng sản phẩm mới và mở rộng thị trường trong nước, hướng ra xuất khẩu.

Có thể thấy một số giải pháp khả thi:

-Xây dựng đội ngũ quản lý cơ yếu tinh gọn, có trình độ và năng lực.

-Xây dựng phòng R&D để nghiên cứu các sản phẩm mới, hợp với nhu cầu của người dân cũng như khả năng sản xuất của AF. Đồng thời, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như mẫu mã thiết kế, kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm hiện tại để có thể cạnh tranh ở phân khúc hàng tiêu dùng cao cấp mà AF vẫn chưa vào sâu được.

-Chú ý về khâu marketing cho sản phẩm. Chú trọng việc khảo sát thị trường trước khi tung ra các sản phẩm mới.

-Khâu xúc tiến thương mại với các đối tác nước ngoài cần được đặc biệt chú trọng.

-Gia công các nguyên liệu cho sản phẩm chính trong mùa nhàn rỗi. Ví dụ: mạch điện, quấn motor…

-Gia công cho các công ty khác (sản phẩm khác) vào mùa nhàn rỗi.

-Tiếp tục sản xuất các sản phẩm mới để người dùng nhận diện được thương hiệu của AF cho các sản phẩm này.

-Quản lý chuỗi bán hàng tốt hơn, về nhân sự, về đa dạng mặt hàng…

 

Như vậy, nếu hợp tác với SEB, AF được lợi về nhiều mặt:

-Kinh nghiệm (về quản lý, thị trường, thương hiệu) và uy tín của một tập đoàn đồ gia dụng đa quốc gia.

-Kênh phân phối rộng khắp thế giới của SEB.

-Nguồn vốn trước mắt để mở rộng kênh phân phối ở VN.

-Tiêu chuẩn kỹ thuật của Châu Âu cho các sản phẩm, có thể nâng AF lên tầm cao mới về chất lượng, kiểu dáng.

-Nâng cao thương hiệu Asia Vina.

-Có thể gia công một số sản phẩm cho SEB vào mùa nhàn rỗi.

 

Ngược lại SEB cũng có lợi về:

-Kinh nghiệm của doanh nghiệp địa phương khi muốn xâm nhập thị trường Việt Nam và Đông Nam Á.

-Mở rộng nhà máy sản xuất ở VN.

-Hệ thống phân phối/bảo trì rộng khắp các tỉnh thành VN của AF.

-Nhận dạng thương hiệu của SEB ở Việt Nam.

Sau 2011, dù không còn nhiều liên hệ và dõi theo bước tiến của họ, nhưng vẫn có thể thấy đã có nhiều thay đổi. Gần đây có dịp liên hệ với anh Phương thì biết họ đã thay Tổng giám đốc bằng người nước ngoài.

(Viết 2011, bài viết là nhận định riêng của tác giả)

Thăm quan công ty quạt Việt Nam với SEGA (sega.com)

Thăm quan công ty quạt Việt Nam với tập đoàn SEGA (sega.com)

This entry was posted in Sản xuất and tagged , , , . Bookmark the permalink.