Apple chỉ bán iPhone, hay phát triển cả hệ sinh thái? Và các nhà phát triển thiết bị/giải pháp IoTs thì sao?
(1) Phần cứng thiết bị: Theo bảng nghiên cứu của Nikkei research, cho sản phẩm iPhone 14 Pro Max vừa mới ra mắt, chi phí cấu thành sản phẩm (phần cứng) khoảng 501 đô la Mỹ và được phân bổ như sau:
Như vậy, với dòng sản phẩm công nghệ được xem là bán chạy nhất thế giới, chủ yếu giá cấu thành cho các thương hiệu đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, được xem là 4 trong những nước nắm công nghệ lõi để tạo thành sản phẩm. Trung Quốc chiếm phần khiêm tốn, dù hiện tại iPhone vẫn được lắp ráp chủ yếu ở Trung Quốc, với chuỗi cung ứng vô cùng phức tạp mà Apple đã dày công thiết lập trong gần 2 thập kỉ qua; nhưng rõ ràng, trong cấu thành sản phẩm, tiền không ở lại ở các nước lắp ráp.
(II) Phần mềm, bản quyền, phân phối, dịch vụ: Giá iPhone 14 Pro Max đang bán tiêu chuẩn từ 1099 đô la Mỹ, khoảng chênh gần 600 đô sẽ tiếp tục được phân bố cho chi phí R&D (cả phần cứng và phần mềm, dịch vụ), chi phí bản quyền, chi phí marketing, chi phí thương hiệu, chi phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển, kho bãi, chi phí bán hàng, chi phí cho dịch vụ sau bán hàng, chăm sóc khách hàng… và một phần lớn là khoản lời của Apple.
(III) Dịch vụ cộng thêm: Câu chuyện không dừng ở đó, các nhà cung cấp hạ tầng mạng, các nhà phát triển dịch vụ ứng dụng, dịch vụ lưu trữ đám mây… mỗi chiến điện thoại iPhone đang phải trả thêm ít nhất từ vài đô đến vài chục, vài trăm đô… mỗi tháng cho các dịch vụ cộng thêm khác.
Như vậy, hệ sinh thái Apple xây dựng dựa trên các thiết bị phần cứng (iPhone, Apple Watch, iPad, Airpods, AirTag, Macbook…) và phát triển các dịch vụ phần mềm cộng thêm khác, đem đến vô vàn tiện ích cho người dùng, đồng thời tạo ra thị trường tỷ đô cho chính Apple và các đối tác.
Câu chuyện cũng tương tự ở thế giới các sản phẩm Internet of Things (#IoTs), phần cứng và phần mềm nền tảng của sản phẩm dù là phần phức tạp đòi hỏi nhiều đầu tư, không phải là phần đem lại lợi nhuận cao nhất trong toàn chuỗi. (Xem thêm bài viết: Ai thực sự kiếm tiền từ hệ sinh thái IoTs: http://blog.khvt.com/2019/03/05/ai-thuc-su-kiem-tien-tu-he-sinh-thi-iot/)
Như Apple, việc làm chủ được sản phẩm ở mức độ thiết bị và phần mềm nền tảng, đem đến lợi thế rất to lớn cho người tạo cuộc chơi; các vấn đề tương thích, tích hợp, bảo mật của thiết bị chính với các thiết bị khác trong hệ sinh thái, hoặc tương thích với các nền tảng khác nhau mang đến khả năng phủ rộng ứng dụng người dùng ở mọi cấp độ. Và rõ ràng, ngoài chính Apple, còn đem đến công ăn việc làm, và lợi nhuận cho nhiều đối tác xung quanh.
Sản phẩm OnTrak™ dựa trên các thiết bị phần cứng (do NHTC phát triển) để cho ra các thông tin về vị trí theo thời gian thực, từ đó, phát triển nền tảng để sử dụng các dịch vụ liên quan đến vị trí kèm theo, tương thích với nhiều thiết bị và phần mềm sẵn có trên thị trường, đem đến khả năng ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, và khả năng tích hợp với nhiều đối tác khác nhau.
Tham khảo về các ứng dụng ở liên kết: http://galaxy.rtls.vn/category-nrtls/
Hình ảnh minh hoạ về một ứng dụng của giải pháp OnTrak cho khu vui chơi giải trí: