Đối với một sản phẩm điện tử, bài toán giá sản xuất, là tổng hợp của những yếu tố:
- Chi phí nguyên liệu
- Chi phí quản lý và chi phí công nhân
- Chi phí cố định (điện, nước, thuê nhà máy…)
- Khấu hao tài sản, dây chuyền máy móc…
- Chi phí vận chuyển
- Chính sách và thuế
Chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị càng thấp càng đem đến lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Giá nhân công rẻ là một tiêu chí mà nhiều công ty sản xuất đa quốc gia lựa chọn các nước đang phát triển là điểm đến. Tuy nhiên, hiện nay, khi xét tổng hợp các yếu tố, đó không còn là yếu tố quyết định giá thành sản phẩm.
Khi số lượng sản phẩm sản xuất hàng tháng từ vài trăm ngàn, việc tối ưu hoá và giữ ổn định chất lượng sản xuất trở thành vấn đề then chốt. Có một vấn đề thường thấy là khi dây chuyền sản xuất được xác lập và các công đoạn sản xuất vào quy chuẩn, con người càng ít tham gia vào quy trình càng ít lỗi sai và năng suất càng ổn định.
Thêm nữa, với yêu cầu thị trường ngày càng khắt khe và luôn biến đổi, những yêu cầu dưới thành sống còn:
- Chất lượng ổn định, giá cả tối ưu nhất.
- Nhanh chóng thích nghi với các mẫu mới, thiết kế mới.
Như vậy, xu hướng cạnh tranh mới, trong sản xuất, sẽ không còn là cạnh tranh bằng nhân công giá rẻ nữa, mà là cuộc cạnh tranh bằng robot giá rẻ (và linh hoạt); công ty cần nắm được công nghệ sản xuất, xu hướng sắp tới sẽ là nearshoring.
Xem thêm các bài viết liên quan đến lĩnh vực sản xuất.
Ở phần này, tác giả kể lại những câu chuyện, những kinh nghiệm của mình qua hơn 10 năm sản xuất hàng Điện-Điện tử và gia công cơ khí, đồ nhựa… ở Trung Quốc và Việt Nam, kinh nghiệm làm ăn với các đối tác trên toàn thế giới (Mỹ, Singapore, Nhật, Úc, Hong Kong, Phần Lan, Hà Lan, Hàn Quốc…).